Đền Jokhang được XD năm 746 AD bởi vua Songtsen Gampo và nay được coi là 1 trong những nơi thờ cúng nổi bậc và quan trọng nhất của người Tạng.

Đền Jokhang tạ lạc trên quảng trường Barkhor, trung tâm Lhasa. Bên ngoài, rất đông người Tạng trải nệm hành lễ, bên trong hàng đoàn người dài dằng dặc xếp hàng vào thăm quan các gian thờ. Từ người già, đến trẻ em, và thanh niên. Các khuôn mặt thành kính, lặng lẽ xếp hàng chờ đến lượt.

Bên trong có rất nhiều gian thờ, với vô số tượng Phật. Các gian chính và quan trọng đều quá đông người xếp hàng, chúng tôi đành bỏ qua, sang các gian khác vắng người hơn. 

Ra khỏi phòng thờ, lại bắt gặp hàng đoàn người Tạng đi dọc theo hàng bánh xe luân hồi (tiếng Việt là thế đúng chưa nhỉ)


Blog phượt - Ba người đi Tibet (p2)

người dân Tây Tạng

con người Tây Tạng



Đền Jokhang trên tầng 2

ba người đi Tibet

đền chùa ở tây tạng

kiến trúc đền thờ tây tạng

Đặc biệt tôi rất thích những sắc màu mạnh mẽ ở đây. Hình như ở những vùng núi, vùng biển có trời xanh hơn, cảnh vật thiên nhiên rõ nét hơn thì kiến trúc của họ màu sắc cũng rực rỡ hơn vùng đồng bằng êm đềm.

ba người đi tibet phần 2

Đứng trên tầng 2 đền Jokhang, nhìn xuống quảng trường Barkhor, tôi vẫn tò mò tìm kiếm 4 cái camera, không hiểu chính quyền TW bố trí chỗ nào?

một thành phố ở Tây tạng


Buổi chiều chúng tôi lang thang trong "phố cổ" Lhasa. 
Không hiểu sao tao lại có cảm giác thân quen như đang lang thang ngõ ngách Venice. Tất nhiên ở đây không có nước và cầu, nhưng cũng có 2, 3 con phố chính với 2 dãy hàng lưu niệm, vô cùng tấp nập.
dạo phố ở Tây tạng

Và cũng giống ở Venice, có vô số ngõ nhỏ chằng chịt, hoàn toàn yên tĩnh, dường như chẳng liên quan gì đến không khí náo nhiệt chỉ cách đó vài bước chân.

ba người đi tibet phần 2

Rất nhiều khu nhà dân xây theo kiểu hình chữ U, 3 mặt quây vào 1 khoảng sân nhỏ.

Có 1 điều đặc biệt mà sau này đi tiếp sang các thành phố khác tôi càng có cơ hội kiểm chứng, là người Tạng thường xây toilet cách xa nhà. Người ta dành hẳn 1 cái nhà (nhỏ khoảng 10-15m2, thường là 2 tầng) cho việc này, mặt phố mặt ngõ hẳn hoi. Chỗ giải quyết nhu cầu được thiết kế thường là trên tầng 2, sản phẩm được cho rơi thẳng xuống và lưu giữ ở gian phòng bên dưới tầng 1. 


kiến trúc nhà vệ sinh ở tây tạng


Lúc đầu khi mới đến, chưa khái quát được vấn đề, chúng tôi cứ thắc mắc sao trông đường phố rất sạch sẽ, không khí miền núi trong lành, mà đi đâu cũng phảng phất cái mùi khó quên này. Thỉnh thoảng cái mùi ấy lại trỗi lên rất mạnh mẽ. Về sau mới hiểu là mũi mình vừa đi ngang qua 1 cái kho chứa ****. 

Lang thang thêm 1 chút, chúng tôi lò dò ra Potala, tìm hiểu cách thức mua vé. Người ta nói với chúng tôi là vé cho ngày hôm sau đã hết. Mai ra xếp hàng thì may ra mua được vé cho ngày kia. Trên bảng thông báo giờ mở cửa bán vé là 9h, nhưng mấy người ngồi ngoài cửa nói gì đó mà chúng tôi lờ mờ đoán là nếu muốn mua được vé thì phải ra xếp hàng từ 5h sáng.

Chếch chếch mặt chính của cung Potala có 1 cái đồi nhỏ, nắng nóng nhưng chúng tôi cũng cố lên, chụp vài cái ảnh.


kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống ở Tây tạng

Mặt trước cung Potala là 1 con đường bê tông rộng thênh thang, 1 quảng trường đá granit nhẵn thín, 1 cái tượng đài gì đó sừng sững và hệ thống đèn chiếu sáng vô cùng hiện đại.

đường phô Tây Tạng

 Lúc đó tôi cũng chưa biết và không để ý nhiều. Chỉ đến hôm sau, tình cờ nhìn thấy ở văn phòng du lịch 1 tấm hình cung Potala mùa đông, duyên dáng soi bóng xuống 1 cái hồ long lanh băng tuyết, hỏi thăm chị chủ văn phòng để ra ngắm cái hồ đó và được chị ấy bảo không còn nữa, tôi thực sự xót xa và thêm ác cảm với các nhà lãnh đạo TQ. 

nét đẹp thơ mộng ở Tây Tạng


Thời xưa nữa thì chắc như thế này

kiến trúc cổ xưa Tây tạng

và hình như để làm con đường này, người ta đã phá mất 1 phần các tòa nhà nêu so sánh với hình ảnh ngày trước.


công trình cổ xưa vẫn còn được giữ nguyên vẹn tới ngày nay


Nhìn lại hình ảnh Potala thời điểm hiện tại, quả thật mất quá nhiều nét duyên dáng, trông trơ trụi và cô độc làm sao.

Thằng Phớ thì một mực khẳng định chắc chắn giới lãnh đạo TQ san hủy cái hồ, làm con đường bê tông để phá vỡ cái thế phong thủy tuyệt vời của cung Potala. Nó còn khẳng định, cái tượng đài trông như cái cột to tướng, sừng sững chấn ở quảng trường trước mặt Potala chính là 1 cách yểm bùa của các bác Tàu. 

Không ai biết rõ thế nào, nhưng quả thật thấy xót thay cho người Tạng.



Còn tiếp....
Xem lại phần 1 tại đây


Facebook Google twitter
Từ khóa: Blog phượt - Ba người đi Tibet (p2)